Được biết, hầu hết các căn nhà phố đều được xây dựng trên nền diện tích tương đối nhỏ vì hiện thực cho thấy đất đai ngày càng đắt đỏ và thu hẹp, vì thế nên mỗi m2 đất đều được thiết kế tận dụng tối đa.
Ngoài ra, trong quá trình thi công xây dựng nhà phố do yếu tố chủ quan nên phần lớn khách hàng có xu hướng nghĩ rằng vì nhà nhỏ nên chuẩn bị ít tiền, dẫn đến việc khi có phát sinh trong quá trình thi công xây dựng lại không thể giải quyết được.
Hơn nữa, những yếu tố trong việc giải quyết những vấn đề về thông thoáng cũng như yếu tố ánh sáng cho ngôi nhà sẽ vô cùng khó khăn. Để giải đáp những vướng mắt của khách hàng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế - thi công nhà phố, bạn không nên bỏ lỡ:
Diện tích xây dựng: Hiện nay, theo qui định của Nhà nước mới ban hành nếu diện tích xây dựng là 50m2 được xây 100% diện tích đất sử dụng, còn diện tích 100m2 sẽ được xây dựng 80% diện tích đất. Còn lại nếu diện tích nằm trong khoảng 50 – 100m2, sẽ dùng công thức nội suy để tính ra số % diện tích được xây dựng cụ thể.
Không gian sống: Khi đề cập đến nhà phố ta không thể nào không quan tâm đến vấn đề không gian sử dụng. Trên thực tế, điều này khá quan trọng vì khi thiết kế nhà phố nếu ta cố gắng tận dụng hết khoảng diện tích vốn có mà vô tình bỏ qua 2 yếu tố đó là ánh sáng và sự thông thoáng thì tất nhiên ngôi nhà sẽ vô cùng không thoải mái ảnh hưởng đến chất lượng sống. Chính vì thế các kiến trúc sư khi thiết kế - thi công nhà phố chắc hẳn sẽ luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu để có thể mang lại một không gian sống thoải mái, chất lượng cho người sử dụng. Và để có thể mang lại một không gian sống thông thoáng, thì người thiết kế thường lùi một khoảng diện tích nhỏ để làm giếng trời, sân trước, sân sau … và phải đưa được yếu tố gió, ánh sáng vào ngôi nhà.
Ánh sáng: Một khi ngôi nhà nếu đảm bảo được sự thông thoáng và đầy đủ ánh sáng, thì tất nhiên sẽ đem lại cho chủ nhà một cảm giác rộng hơn về không gian sống cũng như mang lại sự thoải mái hơn cho các thành viên khi sử dụng.
Hệ cửa: Thật sự là không phải nhiều là tốt, số lượng nên phù hợp với kích thước ngôi nhà, nếu mở quá nhiều sẽ đón không khí lưu thông quá mạnh dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu mở quá ít thì không khí không thể lưu thông dẫn đến ẩm mốc. Vì thế, tốt nhất nên dùng loại mở được ra ngoài sẽ tiết kiệm được không gian bên trong nhà, có thể sử dụng cửa sổ lùa ở vị trí có gió mạnh, tránh gây hư hại vỡ kính. Ngoài ra, bạn cần lưu ý nếu cửa sổ có mặt tiền hạn chế thì không nên sử dụng cửa gỗ vì tiếp xúc trực tiếp khí hậu nắng mưa sẽ gây bạc màu, xuống cấp rất nhanh.
Thiết kế Ban công: Sàn ban công nên được thiết kế thấp hơn 1,5cm – 4cm, so với sàn trong nhà để tránh nước mưa lớn thoát không kíp sẽ dễ tràn vào nhà. Vì thế, tốt nhất mỗi ban công nên có hai phễu thu, để phòng khi một trong hai ống bị nghẹt, và bạn nên hạn chế trồng cây vì lá cây có thể gây bít tắt phễu thu. Ngoài ra, chiều cao nên dao động trong khoảng 0.9m -1.2m, vì số tầng càng cao thì lan can phải tương xứng để tạo cảm giác an toàn, các khe hở thanh sắt không nên rộng hơn 15cm và hạn chế làm các thanh ngang, vì khi trẻ em chơi đùa rất dễ leo trèo thò tay hoặc đút đầu qua khe gây tai nạn.